Phỏng vấn hay thẩm tra APS có gì khác nhau và giá trị của bằng chứng chỉ có thay đổi khi chuyển từ phỏng vấn sang thẩm tra APS hay không? TRABI mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để nắm được rõ thông tin chi tiết nhé.
Phỏng vấn APS và thẩm tra APS là gì?
APS là một trong những yêu cầu đặc biệt mà chỉ những người tham gia đi du học Đức mới có. Chứng chỉ APS là một trong những bộ phận thuộc đại sứ quán của Đức tại Việt Nam, chứng chỉ này nhằm xác định xem các du học sinh, sinh viên có đủ điều kiện để tham gia các chương trình du học Đức hay không. Thẩm tra APS là gì và phỏng vấn APS có khác gì so với những hình thức khác không?
Thẩm tra APS được hiểu là xác thực và kiểm định đơn giản chỉ là kiểm tra độ chính xác của giấy tờ và trình độ học vấn của người đăng kí. Hay nói đơn giản là những thông tin bạn cung cấp có chính xác hay không. Bạn phải khai báo và cung cấp cho họ những thông tin, giấy tờ hoàn toàn đúng so với hồ sơ pháp lý đã đăng ký trong trường hợp ứng tuyển du học nghề đức và điều kiện là không được làm giả mạo. Các bạn sinh viên mà chưa hoàn thành các chương trình đại học thì áp dụng được trong trường hợp này.
Phỏng vấn APS hay còn hiểu là thẩm tra giấy tờ và kiểm tra phỏng vấn các kiến thức đã được học. Chương trình này áp dụng cho những sinh viên đã tốt nghiệp các chương trình học đại học tại Việt Nam
Phỏng vấn APS: dành cho các bạn đã tốt nghiệp bậc đại học tại Việt Nam.Yêu cầu về thủ tục giấy tờ cũng phức tạp hơn do bạn phải chuẩn bị giấy tờ học vấn theo yêu cầu cần thiết và cơ quan APS sẽ sắp xếp các cuộc trò chuyện với những người là giáo sư tại Đức. Mình không bàn đến vấn đề về độ khó của buổi phỏng vấn này nhưng mà riêng lịch test thì một năm chỉ có 2 lần do vậy các bạn cần theo dõi lịch để không bị bỏ lỡ.
>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm xin việc làm thêm cho du học sinh tại Đức
Những trường hợp ngoại lệ từ phỏng vấn chuyển sang thẩm tra APS
Rõ ràng khi so sánh giữa 2 hình thức này thì việc chỉ xét duyệt hồ sơ sẽ đơn giản hơn nhiều, gần như chỉ là một phần yêu cầu so với phỏng vấn APS. Vậy có trường hợp nào được đặc cách, ngoại lệ không cần phỏng vấn APS?
- Giấy tờ học vấn tại Việt Nam, nhưng lại được định cư dài hạn tại Đức: ví dụ như đoàn tụ hay kết hôn. Trường hợp này thì các bạn không cần phải quay về Việt Nam để phỏng vấn như quy định. Các bạn chỉ cần gửi giấy tờ xác minh, và không bị chậm chễ hạn cuối nộp hồ sơ phỏng vấn. (Chỉ duy nhất 2 lần trong 1 năm vào tháng 5 và tháng 11.)
- Và đặc biệt là kì phỏng vấn theo dự định vào tháng 5/2020 đã được Đại sứ quán của Đức hủy, thay vào đó là sẽ thẩm tra giấy tờ thông thường. Nghĩa là với những thông tin hồ sơ học vấn mà các bạn đã nộp trước đó (với hạn cuối tháng 2/2020), các bạn được đặc quyền chỉ xét tính xác thực (bước 1) và được cấp luôn bằng chứng chỉ APS mà không cần phải trải qua phỏng vấn (bước 2), đây cũng là bước mà các bạn lo lắng và phải chuẩn bị nhiều nhất.
Thông báo này được công bố vào tầm ngày 24/3 và chính thức xác nhận vào ngày 2/4. Hiện tại khá nhiều bạn đã được nhận chứng chỉ APS rồi!
Chứng chỉ năm 2020 khác những gì?
Như bình thường, chứng chỉ APS dành cho những ai đã tốt nghiệp đại học ghi rõ chi tiết về ngôn ngữ phỏng vấn của bạn, ví dụ: tiếng Đức, tiếng Anh và loại bạn đạt được sau khi phỏng vấn gồm: tạm đủ, khá, tốt, rất tốt… Kết quả này phần nào sẽ là thước đo khi nộp hồ sơ vào các trường đại học bên Đức.
Riêng năm nay, chứng chỉ này chỉ đơn giản ghi những giấy tờ các bạn đã nộp cho bên Đại sứ Quán là hợp lệ, ngành học của các bạn tại Việt Nam.
Giá trị chứng chỉ APS có thay đổi không?
Đây là thắc mắc và lo lắng của hầu hết các bạn du học sinh, sinh viên khi nhận được chứng chỉ APS với nội dung mới này. Chứng chỉ APS này hoàn toàn có giá trị sử dụng đúng nghĩa và đầy đủ chức năng giống như các chứng chỉ APS những năm trước.
- Trong chứng chỉ APS này có ghi rõ: có giá trị sử dụng là không giới hạn thời gian, nên bạn hoàn toàn tin tưởng không có gì khác biệt so những năm trước.
- Như đã đề cập ở trên, có trường hợp ngoại lệ với các bạn định cư tại Đức mà giấy tờ học vấn thì tại Việt Nam, nên đây hoàn toàn không phải là lần đầu tiên từ các buổi phỏng vấn APS chuyển sang thẩm tra thông thường. Và việc cấp những chứng chỉ APS có nội dung tương tự này luôn được nằm trong quy định của Đại sứ quán.
- Những năm trước chứng chỉ APS có phân loại phỏng vấn bình thường, khá, giỏi. Thật ra việc phân loại này cũng không đóng vai trò quá cao trong việc xét tuyển đầu vào tại các trường đại học ở Đức. Vì việc phân loại này thật ra là dựa vào khả năng ngôn ngữ, không hoàn toàn về kiến thức chuyên môn.
Chính vì thế có thể khẳng định giá trị của chứng chỉ APS khi chuyển từ phỏng vấn sang thẩm tra là không đổi.
Vậy vấn đề tiếp theo là lịch trình xin trường học thế nào, vì ngoài APS ra, vẫn còn các giấy tờ học vấn của bạn phù hợp với một vài trường, và một vài ngành đặc thù tại Đức.
Xem thêm: Du học Đức nên chọn học nghề hay học đại học tốt hơn?
Vui lòng liên hệ Hotline: 0912 628 448
Trung Tâm Hợp tác Việt Đức – TRABI
Số nhà 36, Ngõ 36, Phố Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội
Tel: 024 37 60 65 65 – 0912 628 448
Facebook: https://www.facebook.com/TrungtamhoptacVietducTRABI/